Blogs

Bạn có biết Sự thật Đằng sau "Kim cương máu"?

Đăng bởi Mr.Boss vào lúc 11/08/2021
Kim Cương Máu là gì?
Định nghĩa kim cương máu theo các nhà nghiên cứu về Bạo lực trong sử dụng lao động, Kim cương máu là một trường hợp man rợ và mất tính người nhất trong quá trình khai thác và sản xuất kim cương thiên nhiên tại các nước Châu Phi, đặc biệt là Nam Phi ( Mỏ Kim Cương ) của thế giới.

Hiện tượng kim cương máu xuất hiện vào những năm 1991 – 2002 ở các nước Nam Phi, đặc biệt là Sierra. Bối cảnh này làm nên sự phẩn nộ về cách quản lý và khai thác ở các quặng mỏ. Các công ty tham gia vào các quá trình mở mỏ và sử dụng nhân công khai thác mỏ này đang hoạt động trên nền: “Sử dụng máu để đổi lấy kim cương”. Và máu ở đây được xem là máu của các cuộc nội chiến tranh giành địa bàn các khu mỏ xuất hiện kim cương giữa các công ty và là sự bốc lột lao động và bạo lực trong lao động của các nhân công người Sierra.

 


Xung đột trong khai thác và Bạo lực trong sản xuất “ kim cương máu” là gì?
Mỗi một công ty khi đầu tư vào khai thác đá quý và kim cương tại các mỏ ở Nam Phi được toàn quyền tuyển dụng và sử dụng nhân công tại Nam Phi cho bất kì mục đích gì và bất kì độ tuổi.

Mỗi khi một mỏ kim cương được khai thác phải có hàng ngàn nhân công được sử dụng một cách tàn bạo và bán sức khỏe để mang lại sự hiệu quả trong công việc, theo chia sẻ của một nhân công : “ Họ xem chúng tôi không khác một cái máy đào cả ngày lẫn đêm, nếu bất kì ai cản trở quá trình khai thác của họ, họ sẻ dùng đòn roi và súng ống để ép buộc hoặc đào thải.”

Mỗi ngày sẽ có hàng trăm người thay thế được đưa vào để khai thác. Mỗi một mỏ, họ phải đánh đổi mọi thứ để khai thác triệt để nhanh nhất có thể và sức người có hạn nên sự thay thế hoặc sự kiệt sức trong khai thác dẫn đến mất mạng luôn xãy ra hàng ngày.

Kim cương được cho là biểu tượng của tình yêu, sự cam kết và những khởi đầu mới đầy niềm vui. Nhưng đối với nhiều người ở các quốc gia giàu kim cương, những viên đá lấp lánh này là một lời nguyền hơn là một phước lành. Quá thường xuyên, các mỏ kim cương trên thế giới không chỉ sản xuất kim cương - mà còn cả các cuộc nội chiến, bạo lực, bóc lột công nhân, suy thoái môi trường và sự đau khổ không thể kể xiết của con người.

Kim cương tăng cường các cuộc nội chiến bằng cách tài trợ cho quân đội và phiến quân. Các nhóm đối thủ cũng chiến đấu với nhau để kiểm soát lãnh thổ giàu kim cương. Kết quả bi thảm là đổ máu, mất mạng và gây sốc cho các vi phạm nhân quyền - từ hãm hiếp đến sử dụng binh lính trẻ em.


Ảnh hưởng mà kim cương máu mang lại
Những tệ nạn lao động như bóc lột sức lao động, lao động trẻ em, lạm dụng tình dục… là hệ quả tất yếu. Xem tính mạng con người là cỏ rác, không quan trọng bằng thành quả là những viên kim cương. Có những người từ vùng đất kim cương máu trở về, thân thể không còn vẹn nguyên vì tàn tật. Những đôi bàn tay đen sạm, chai lì vì đất đá khoáng sản hằn theo năm tháng.

Một vấn đề khác của kim cương máu, đó chính là việc không thể kiểm soát. Điều này khiến tài nguyên quốc gia thì cạn kiệt. Nhưng lợi nhuận thu lại là không bao nhiêu. Kim cương máu không được kiểm định, tuồn vào thị trường tạo nên những bất ổn về chất lượng lẫn kinh tế.

Tại sao kim cương máu lại tạo nên những bất ổn cho thị trường kim cương tự nhiên
Kim cương máu tạo nên bất ổn cho thị trường kim cương tự nhiên ở 2 khía cạnh. Một là thuế, và hai là chất lượng.
Ở khía cạnh thuế, đây là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia, phản ánh độ lớn của một thị trường nhất định. Khi giao thương kim cương thông qua con đường ấy, quốc gia sở hữu sẽ nhận lại một giá trị tương ứng. Nhưng khi giao thương chui lủi, buôn lậu, thì lợi nhuận thu lại sẽ đổ vào tay của những con buôn. Các quốc gia vừa không nhận được gì, lại hao người, hao tài nguyên khoáng sản.

Ở khía cạnh chất lượng, kim cương xuất ra thị trường đều cần phải thông qua một tiêu chuẩn, đó là GIA. Đây là tiêu chuẩn kiểm định chất lượng kim cương tự nhiên. Một viên kim cương đạt chuẩn GIA, tức rằng chất lượng của nó đủ đảm bảo để lưu thông trên thị trường. Khi ấy, việc chế tác thành viên kim cương khác, sẽ hoàn chỉnh và tinh xảo hơn; và sử dụng theo năm tháng thì cũng bền bỉ và ít lỗi hơn.

Với khía cạnh đầu tiên là tính vĩ mô, còn với khía cạnh sau chính là điều vi mô – gần gũi hơn với chúng ta. Lựa chọn, sử dụng một viên kim cương máu, tức rằng ta đang đánh đu với chất lượng. Kim cương tuy có những đặc tính về sự bền bỉ lẫn chất lượng. Nhưng không phải rằng nó là bất biến và đồng nhất giữa sản phẩm. Bởi nếu thế thì đã không có thêm những chuẩn kiểm định đi kèm. Do thế, kim cương máu rõ ràng tạo nên những bất ổn. Những hệ lụy không đáng có cho thị trường kim cương tự nhiên.


Tác động đến thiên nhiên, môi trường của kim cương máu
Kim cương máu làm cằn cỗi, xói mòn đất đai và tạo nên những vụ sạt lở. Môi trường theo đó cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kim cương máu thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác tận diệt, triệt để trên một vùng đất nhất định. Điều này không đi liền với việc gia cố, bảo vệ môi trường xung quanh. Nên đất đai, nguồn nước theo đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động xấu đến con người. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, nguồn nước, thảm thực vật quanh những khu vực khai thác kim cương trái phép chịu ô nhiễm trầm trọng, không gì sống sót được.

Địa hình dốc của các mỏ khai thác kim cương cũng tiềm ẩn sự sạt lở khi không được gia cố kỹ càng. Nhiều vụ ngập lụt, sạt lở đất gây thương vong cho nhiều công nhân khai thác kim cương trong thời gian qua là minh chứng tiêu biểu.

Khi đánh giá tác động môi trường bị bỏ qua, những kẻ buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn để khai thác. Điều này trực tiếp tàn phá đến môi trường. Tạo nên những bất ổn về lâu về dài cho những người dân sống ở đó. Kim cương máu vốn dĩ đã không là lựa chọn công việc tốt với họ. Thì môi trường sống cũng phải chịu ảnh hưởng, hệ lụy tương tự.


Chiến dịch chống Kim Cương Máu – Kimberley Process Certification Scheme (KPCS)
Đây là quy trình hợp nhất các chính quyền, xã hội dân sự và ngành công nghiệp trong việc làm giảm dòng chảy của Kim Cương Máu (Kim Cương xung đột) – Kim Cương thô được sử dụng để tài trợ cho các cuộc chiến chống lại chính phủ trên khắp thế giới.

Quy trình Kimberley được thành lập năm 2003, hiện nay có khoảng 82 thành viên do Hội đồng Kim Cương thế giới làm đại diện. Kimberley Process được củng cố bởi sự ủy nhiệm của tổ chức Liên Hợp Quốc và được hỗ trợ bởi các tổ chức dân sự hàng đầu thế giới. Có đến 99,8% thành viên tham gia Kimberley chịu trách nhiệm sản lượng Kim Cương Máu trên toàn cầu.

Theo thống kê năm 2015, có đến khoảng 14 tỷ Đô la tổng giá trị Kim Cương được giao dịch thông qua Quy trình Kimberley. Các quốc gia tham dự Kimberley Process phải chấp hành các điều khoản sau:
- Đáp ứng yêu cầu tối thiểu và thiết lập Luật pháp Quốc gia để kiểm soát xuất – nhập khẩu Kim Cương.
- Cam kết minh bạch trong việc trao đổi các dữ liệu thống kê quan trọng.
- Chỉ giao dịch với thành viên tham gia Kimberley – những người cũng đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận.
- Xác nhận số lô hàng kèm chứng nhận để chứng minh đó không phải là Kim Cương Máu.


Sự lựa chọn thay thế kim cương tự nhiên hiện nay là gì?
Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.

Nhận xét

Admin
Thanh Trí Moissanite
077 5959 304